itaexpress / Tin ITA / Thể thao - Giải trí / Ẩm thực / 5 ngộ nhận về thực phẩm

5 ngộ nhận về thực phẩm

Chúng ta không nên quá sợ hãi chuyện

ăn nhiều thịt. Tốt hơn hết không nên

nướng thịt quá cháy hoặc đun quá

lâu sẽ mất chất dinh dưỡng

Có rất nhiều ngộ nhận dẫn đến hiểu sai về thực phẩm. Để sống khoẻ, bạn cần hiểu về dinh dưỡng của từng loại, mối quan hệ của chúng với sức khoẻ và phải biết cách ăn. Dưới đây là 5 ngộ nhận mọi người thường mắc phải.

Ăn nhiều đạm có hại cho thận

Trở lại những năm đầu thập kỷ 80 (TK XX), những nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu đạm sẽ làm tăng tỷ lệ GFR - lưu lượng máu được lọc qua cầu thận mỗi phút. Từ phát hiện này, nhiều nhà khoa học cho rằng sự biến động của tỷ lệ GFR làm cho thận mệt mỏi, quá tải. Cách đây 2 thập kỷ, các nhà khoa học Hà Lan nhận thấy chế độ ăn giàu đạm làm tăng tỷ lệ GFR nhưng không ảnh hưởng hoàn toàn đến chức năng của thận. Tuy vậy, hàng ngày không nên ăn quá 30g dậm, trong đó chỉ có 15g đạm động vật tương đương khoảng 120g - 150g thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc động vật.

Khoai lang tốt hơn khoai tây

Trước đây, mọi người vẫn nghĩ ăn nhiều khoai tây (chiên, rán) có liên quan đến bệnh béo phì và gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Trong khi đó, ăn khoai lang rất giàu dinh dưỡng và có chỉ số đường huyết thấp hơn khoai tây. Trên thực tế, cả 2 loại đều có những thành phần bổ sung khác nhau, không thể xem loại này tốt hơn loại kia. Khoai lang có thêm nhiều chất xơ và Vitamin A, còn khoai tây có tỷ lệ khoáng chất thiết yếu (sắt, magiê và kali) nhiều hơn. Xét về đường huyết, khoai lang có tỷ lệ thấp hơn, nhưng nếu chỉ ăn khoai tây không, không kèm thêm phomát, kem tươi hay bơ sẽ không có vấn đề gì.

Ăn thịt đỏ gây ung thư

Năm 1986, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra rằng thịt nấu quá lửa ở nhiệt độ cao chính là nguyên nhân gây gia tăng tỷ lệ ung thư ở chuột thí nghiệm được nuôi bằng chế độ ăn giàu đạm. Từ đó, khi tiến hành các nghiên cứu rộng rãi ở người, các chuyên gia cho rằng có mối liên quan giữa thịt với bệnh ung thư.

Nhưng trên thực tế, chưa có nghiên cứu trực tiếp nào chỉ ra nguyên nhân của việc ăn nhiều thịt đỏ gây ung thư. Chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn nếu chỉ dựa vào những thăm dò chung về thói quen ăn uống, sinh hoạt và những trục trặc sức khỏe của những người tham gia. Chúng ta không nên quá sợ hãi chuyện ăn nhiều thịt. Tốt hơn hết không nên nướng thịt quá cháy hoặc đun quá lâu sẽ mất chất dinh dưỡng.

Ngũ cốc rưới mật gây béo hơn loại trộn đường

Theo nghiên cứu năm 1968, chuột được nuôi theo chế độ ăn giàu đường fructose có tỷ lệ mỡ máu cao hơn. Sau đó, năm 2002, nghiên cứu của các chuyên gia trường ĐH California chỉ ra rằng người Mỹ có xu hướng ăn ngày càng nhiều đường fructose, trong đó có ngũ cốc trộn mật và sông song với nó là sự gia tăng chóng mặt tỷ lệ người béo phì.

Trên thực tế, tất cả các loại ngũ cốc trộn mật lẫn trộn đường thông thường đều chứa lượng fructose như nhau. Do vậy, chẳng có bằng chứng nào chỉ ra có sự khác nhau giữa hai loại đường. Chúng đều gây thừa cân, béo phì nếu ăn quá nhiều. Các loại bỏng, ngũ cốc ăn sáng nếu trộn với sữa...đều là loại chứa carbohydrate năng lưỡng rỗng, cần ăn hạn chế.

Ăn nhiều muối gây huyết áp cao cần loại bỏ

Nghiên cứu của tiến sĩ Walter Kempner thuộc đại học Duke tiến hành vào những năm 40 (TK20) trở nên nổi tiếng do ông đã sử dụng chế độ ăn hạn chế tối đa muối để chữa trị cho những người cao huyết áp. Ít lâu sau, các nghiên cứu khác cũng cho rằng việc giảm muối có thể giúp hạ huyết áp.

Nhưng trên trực tế, dựa vào các nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng, các nhà khoa học khẳng định rằng không có lí do gì bắt những người có huyết áp bình thường phải ăn hạn chế muối. Nếu bạn đã có tiền sử huyết áp cao, bạn có thể nhạy cảm khi ăn muối. Và như vậy khi giảm lượng muối ăn sẽ có lợi cho sức khỏe.

Theo TTT