itaexpress / Tin ITA / Kinh tế / Thế giới / Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở châu Á

Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở châu Á

Nếu không có những biện pháp thay đổi kịp thời những doanh nghiệp nhà nước chính là những “quả bom tài chính hẹn giờ” với mối hiểm họa từ thu nhập trì trệ và chi phí hoạt động khổng lồ.

Báo cáo đặc biệt tháng 5 của tạp chí kinh tế The Economist là câu chuyện xoay quanh chủ đề các doanh nghiệp châu Á. Chúng tôi xin lược dịch báo cáo này, mong muốn đem đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về sự hình thành, phát triển cũng như những ưu, nhược điểm của các doanh nghiệp châu Á.
Phần này nói về cải cách doanh nghiệp nhà nước ở châu Á.
Trong khi các công ty đang cải cách một cách nhanh chóng, chính phủ dường như vẫn dậm chân tại chỗ. Các tập đoàn nhà nước trọng điểm ở Trung Quốc và Ấn Độ - nơi cung cấp việc làm cho khoảng 1/4 đến nửa tỷ lao động trong mỗi tập đoàn – đang bị mắc kẹt trong mạng lưới trợ cấp. Nếu không có những biện pháp thay đổi kịp thời những doanh nghiệp này chính là những “quả bom tài chính hẹn giờ” với mối hiểm họa từ thu nhập trì trệ và chi phí hoạt động khổng lồ. Một khi phát nổ sẽ gây ra tổn thất liên hợp không lường trước được.
Trung Quốc tập trung cải cách các doanh nghiệp nhà nước từ những năm 1990 cho đến đầu thế kỷ 21, những nỗ lực này sẽ không dừng lại. Tháng 11 năm nay, các lãnh đạo khẳng định các lực lượng thị trường đóng vai trò “quyết định” trong nền kinh tế. Tự do hóa tài chính và cải cách lãi suất cũng đồng thời gây áp lực lên kế hoạch cải cách của các doanh nghiệp nhà nước. Chính sách thu hẹp định mức cho vay buộc các ngân hàng nhà nước đang hạn chế các khoản vay ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước. Một vài công ty SOEs bắt đầu kế hoạch cải tổ nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư từ bên ngoài.
(Xem thêm: Trung Quốc cải cách 2.0)
Sinopec – một công ty năng lượng lớn, cho biết họ đang mở cửa kêu gọi các nhà đầu tư vào việc kinh doanh đầy tiềm năng như xây dựng các trạm xăng … CITIC khởi nghiệp như một tập đoàn nhà nước khổng lồ vận hành trên các lĩnh vực ngân hàng, khai thác mỏ và bất động sản. Đây là một trong những doanh nghiệp trọng điểm đã niêm yết trên sàn chưng khoán Hong Kong năm 1990. Khu vực ở Hong Kong đã trải qua thời kỳ khó khăn, biến động và thua lỗ kéo dài. Tuy vậy, dưới bộ máy quản lý mới mọi chuyện dường như đã đi vào quỹ đạo. Hiện nay, CITIC đang lên kế hoạch để niêm yết tất cả tài sản trong nội địa trị giá 36 tỷ USD vào thị trường Hong Kong. Ban lãnh đạo cho rằng công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn dưới sự giám sát từ các nhà đầu tư quốc tế.
Bên cạnh Trung Quốc, các quốc gia khác cũng đang có những tín hiệu tích cực. Việt Nam đang cố gắng cải cách các doanh nghiệp nhà nước một cách toàn diện bằng việc thanh lý các tài sản không liên quan và lên kế hoạch cắt giảm khoảng 75% con số này trước năm 2020. Quyền sở hữu tài sản cũng được nới lỏng hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ấn Độ, hầu hết các nhà hoạch định chính sách cho rằng việc giải tỏa tập đoàn Năng lượng quốc gia sẽ làm gia tăng cạnh tranh. Tuy vậy, câu hỏi được đặt ra là liệu thực tế sẽ đơn giản như vậy? Yêu cầu tái cơ cấu vốn trong các ngân hàng châm ngòi cho một cuộc tranh cãi lớn buộc nhà nước Ấn Độ phải cân nhắc cẩn trọng.
Tuy vậy, câu hỏi liệu nhà nước nên nhường mọi quyền kiểm soát các doanh nghiệp cho thị trường đang gây tranh cãi khắp mọi nơi. Các biện pháp giải quyết phụ thuộc vào từng ngành công nghiệp cụ thể mà công ty tham gia. Các ngành công nghiệp “chiến lược” bán độc quyền như truyền tải lưới điện sẽ vẫn đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ. Các ngành công nghiệp tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng và có thị trường khá cạnh tranh sẽ được áp dụng mô hình của Singapore.
Temasek – một doanh nghiệp sở hữu bởi nhà nước, nhưng có cổ phần ở nhiều công ty khác bao gồm Sing Tel, ngân hàng DBS, hãng hàng không Singapore Airlines và công ty đóng tàu Neptune Orient Lines. Trong trường hợp này, chính phủ không có sự can thiệp vào hoạt động quản lý, và các công ty này đều hoạt động rất hiệu quả. Mặc dù có sự liên kết với chính phủ, không thể phủ nhân Temasek là động lực phát triển chủ lực của nền kinh tế.
Việc điều hành các doanh nghiệp nhà nước hiệu quả ở một quốc đảo nhỏ như Singapore là một chuyện. Thực hiện điều này ở các nền kinh tế lớn, mang tính đại lục như Trung Quốc và Ấn Độ là điều hoàn toàn khác, đặc biệt khi liên quan đến vấn đề quyền lợi. Tuy nhiên, thử thách này dường như còn khó khăn hơn khi đối mặt với hình thức doanh nghiệp phổ biến thứ hai châu Á: các tập đoàn gia đình.
Thảo Phương

Theo Trí Thức Trẻ/Economist