itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Bình luận / Đại hội đồng LHQ và những khát vọng toàn cầu

Đại hội đồng LHQ và những khát vọng toàn cầu

Đến hẹn lại lên, các nguyên thủ và lãnh đạo thế giới đang tề tựu ở New York, Mỹ, để tham gia khóa họp thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Tại New York, mọi ngả đường bị phong tỏa. Rào chắn an ninh được dựng lên trên tất cả những đại lộ dẫn tới các trụ sở của Liên hợp quốc. Nhiệt độ mùa hè buộc hầu hết các mật vụ trong bộ đồng phục vét xám màu, phải hạ kính cửa sổ của những chiếc xe Jeep Suburban màu đen đang đỗ ở hầu hết các ngõ phố.

Nghi thức của Đại hội đồng cho phép mỗi nguyên thủ hoặc người đứng đầu chính phủ mỗi nước, dù một vài trong số này cử ngoại trưởng đi đại diện, được phát biểu trong 15 phút. Mỗi lãnh đạo có khoảng thời gian như nhau để trở thành tâm điểm chú ý, dù đó là Afghanistan hay Russia, Cape Verde hay Marshall Islands.

Tổng cộng có gần 200 bài phát biểu. Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva sẽ là người phát biểu đầu tiên, tiếp theo là người đồng cấp Mỹ George W. Bush và người cuối cùng sẽ là đại diện của Trinidad và Tobago.

Cảnh sát New York đứng gác trước trụ sở Liên hợp quốc.

Mỗi nước sẽ tự quyết định vấn đề mà họ muốn nêu lên. Sẽ không có chương trình nghị sự nào như vậy nhưng rõ ràng là người ta sẽ được theo dõi sát sao các bài phát biểu của những nước chủ chốt nhằm tìm ra bằng chứng về sự phản ánh hoặc thay đổi trong chính sách ngoại giao của họ.

Những khát vọng toàn cầu

LHQ là một tổ chức quốc tế đa phương thường bị chỉ trích và ít được hiểu rõ. Hội đồng bảo an, với quy mô là một câu lạc bộ của những thành viên hùng mạnh nhất của LHQ, thường được công luận biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên, Đại hội đồng vẫn là cơ hội để LHQ một lần nữa làm nổi bật những khát vọng toàn cầu của tổ chức.

Mọi người có xu hướng quên rằng dù tất cả tập trung vào Hội đồng bảo an và các nghị quyết quan trọng, phần lớn công việc hàng ngày của LHQ được tiến hành ở cách xa các trụ sở của tổ chức tại New York.

LHQ có các lực lượng gìn giữ hòa bình tại nhiều điểm nóng trên thế giới. Các cơ quan chính của tổ chức như UNHCR giúp cứu trợ những người dân gặp hoạn nạn; IAEA chuyên giám sát an toàn hạt nhân và khuyến khích điện hạt nhân dân sự và WHO đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp dập tắt bệnh dịch và phát triển chăm sóc y tế khắp toàn cầu.

Tổng Thư kí LHQ Ban Ki-moon khai mạc cuộc họp cấp cao về thay đổi khí hậu
tại New York hôm 24/9.

Vai trò của LHQ đã được minh họa rõ hơn thông qua một loạt sự kiện được tổ chức trong năm nay, trước cả khi Đại hội đồng nhóm họp. Đó là các cuộc gặp cấp cao về Afghanistan và Iraq, mang lại sự ủng hộ đối với những chính phủ đang lâm nguy tại hai quốc gia này. Các cuộc hội đàm Trung Đông mới đây của Bộ Tứ cũng đem tới nhiều hy vọng hơn về hòa bình giữa Israel -Palestinian. Và mới đây là hội nghị đặc biệt, kéo dài 1 ngày về vấn đề thay đổi khí hậu, diễn ra bên lề khóa họp năm nay của Đại hội đồng.

Giới truyền thông Mỹ một lần nữa trong năm nay lại bận rộn với "con quỷ trong thời đại của chúng ta" - sự hiện diện của Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad và lời mời ông tới phát biểu và trả lời chất vấn tại ĐH Columbia ở New York.

Tuy nhiên, đây là lần thứ 3 ông Ahmadinejad tới dự họp LHQ, vì vậy ông đã trở thành nhân vật "quen mặt". Ông có thể là người mới nhất bị liệt vào danh sách những vị lãnh đạo gây tranh cãi, không được chính quyền Mỹ đương nhiệm ưa thích nhưng vẫn được phép phát biểu tại hội nghị thường niên của LHQ.

·Thanh Bình (Theo BBC)