itaexpress / Tin ITA / Công nghệ Kỹ thuật Số / Tin học / WiMax về bản

WiMax về bản

Ruộng bậc thang tại bản Tả Van (Lào Cai).

Ngồi bên bếp lửa hồng, Lê Anh Phương đang cập nhật blog của mình và download nhạc từ Internet.

Bloger 14 tuổi này dành khoảng 2 giờ mỗi ngày để ngồi trước 1 trong số 11 máy tính đã được cài đặt đặt kết nối WiMax ngay tại bản Tả Van (Lào Cai) của cô.

Nhiều người cho rằng, những chiếc máy tính nối mạng này này nằm trong một trong chuơng trình từ thiện. Nhưng thực ra, đây là một dự án được thực hiện với sự phối hợp giữa Intel - nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới - cùng với Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC). Hai bên hy vọng, dự án sẽ không chỉ đem đến lợi nhuận mà còn đặt nền móng cho những vùng nông thôn có thể tiếp cận với những tiến bộ mới nhất trong viễn thông.

Từ khó khăn

WiMax không phải là công nghệ băng thông rộng duy nhất cho những khu vực nông thôn. Hầu hết những chuyên gia dự đoán rằng những nước như Việt Nam cuối cùng sẽ có sự kết hợp giữa hạ tầng không dây và hạ tầng cố định.
Nhưng công nghệ không dây có những lợi thế riêng biệt, đặc biệt thuận tiện tại các vùng hẻo lánh, khi sử dụng tín hiệu vệ tinh.

Ban đầu, mọi cái không phải hoàn toàn thuận lợi. Năm tháng sau khi đưa vào vận hành, dự án cung cấp dịch vụ WiMax miễn phí của Intel và VDC vẫn phải đối mặt với không ít thách thức.

Trong thời gian đầu, bầu nhiệt huyết đối với Internet dường như không lớn lắm ở Tả Van, bản có 3.000 dân thuộc 3 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Vẫn còn rất nhiều thứ phải điều chỉnh từ cơ sở hạ tầng công nghệ ở bản này, nơi có chiếc điện thoại di động đầu tiên ở bưu điện vào năm 2004, và mới có điện từ năm 2005.

“Bố mẹ cháu không hề biết gì về Internet, và họ cũng chẳng có hứng thú gì với nó. Cháu nghĩ đó cũng là điều bình thuờng bởi họ đều đã già”, Phương nói.

Ngoài những khó khăn về nhận thức của nguời dân, cơ sở hạ tầng công nghệ cũng là một trở ngại lớn cho những công ty có ý định phát triển thị truờng ở đây. Khí hậu ẩm ướt đã làm ảnh huởng đến chất lượng và việc duy trì các mạng hạ tầng. Trong khi đó mạng đuờng trục ở Việt Nam cũng thuờng xuyên quá tải và không thể hỗ trợ đầy đủ cho công nghệ băng thông rộng.

Đến triển vọng

Mặc dù vậy, với đặc điểm và cơ cấu dân số, Việt Nam vẫn là một thi trường rất nhiều tiềm năng để phát triển viễn thông.
Hơn 70% dân số Việt Nam sống ở vùng ngoại ô, theo điều tra của Ngân hàng Thế giới. Với dân số lớn hơn Đức và độ tuổi trung bình là 26 (ít hơn khoảng 6 năm so với Trung Quốc), cơ cấu dân số Việt Nam khá thuận lợi để việc phát triển băng thông rộng ở nông thôn được thành công.

Tỷ lệ biết đọc biết viết của dân số Việt Nam trên 90%, những ràng buộc trong quan hệ gia đình giữa nông thôn và thành thị cùng với lượng kiều hối hàng năm khoảng 6 tỷ USD cũng là những lợi thế.

Khảo sát của Alcatel-led năm ngoái cũng chỉ ra 650 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý định kết nối Internet, hầu hết trong số này là từ vùng nông thôn. Chi phí cho thông tin liên lạc của những doanh nghiệp này gấp khoảng 2 lần so với các hộ gia đình.

Hướng tới tương lai

Intel cho biết họ chọn Tả Van vì muốn thử nghiệm công nghệ trên những địa điểm khó khăn như ở đây, cũng như muốn thăm dò sự quan tâm của những nguời dân vùng này tới Internet.

Intel đang cố gắng thuyết phục mọi nguời rằng mạng thông rộng vẫn có thể thành công ở những vùng sâu vùng xa, và họ không hề giấu ý định sẽ triển khai Internet tốc độ cao ở một vài vùng tuơng tự trong năm nay.

Intel cũng dự định sẽ kết hợp với những nhà cung cấp địa phuơng trong những dự án tuơng tự trong một vài nước châu Á như Malaisia, Philipin và Ấn Độ.

Và hãng này không đơn độc. Alcatel-Lucent, một nhà cung cấp thiết bị của Mỹ và Pháp cũng đang có ý định thâm nhập thị truờng Việt Nam, nhất là khi Việt Nam sẽ cấp giấy phép cung cấp dịch vụ cho cả 3G lẫn WiMax trong năm nay.

Chúng tôi mong đợi những thị trường như Việt Nam sẽ bùng nổ trong năm nay”, ông Nicolas Van Den Abeele - Chủ tịch khu vực Nam và Đông Nam châu Á của hãng này nói. “Kết nối thông rộng tới những vùng hẻo lánh sẽ là chìa khóa cho thị truờng này”.

Minh Sơn / VnEconomy