itaexpress / Tin ITA / Thế giới / Bình luận / Annapolis: "Cơ hội thực sự?"

Annapolis: "Cơ hội thực sự?"

Giới lãnh đạo phía Israel và Palestine

kỳ vọng khá nhiều kết quả hội nghị này

Hơn 40 ngoại trưởng tụ về Washington dự hội nghị về Trung Đông được tổ chức ở tại Viện Cao Đẳng Hải Quân gần thành phố Annapolis.

Hội nghị này được cho là sự kiện đánh dấu nỗ lực đầu tiên thật sự nghiêm túc của Tổng thống Bush muốn giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Thế nhưng câu hỏi chính là liệu hội nghị này cho thấy một cơ hội thực sự cho hòa bình và một nỗ lực thật sự của chính phủ Mỹ muốn tạo ra một quốc gia Palestine sau bao nhiêu năm trời lơ là hay không.

Đã hơn bảy năm từ khi Hoa Kỳ đưa ra nỗ lực có phối hợp với các nước khác để chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Lúc đó, tổng thống Clinton đã cố đàm phán nhưng không thành công với chủ tịch Yasser Arafat và thủ tướng Ehud Barak tại trại David.

Tuy nhiên các cuộc đàm phán đổ vỡ sau 14 ngày.

"

Mục tiêu là đưa đến một giải pháp hai quốc gia

Condoleezza Rice

"

Ngày nay, chính phủ của ông Bush lên thay chính phủ của ông Clinton và ông Bush cùng với ngoại trưởng Condoleezza Rice lần đầu tiên nỗ lực thật sự.

Mục đích của hội nghị diễn ra trong vòng một ngày tại Annapolis Conference khiêm nhường hơn nhiều.

Đó là khơi lại các cuộc đàm phán. Tuy nhiên Ngoại trưởng Hoa Kỳ vẫn ca tụng hội nghị Annapolis là một khoảnh khắc quan trọng

Bà Condoleezza Rice nói "Tôi nghĩ rằng thành công của cuộc gặp lần này là khởi động các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine để đi đến việc thành lập một quốc gia Palestine"

Bà Rice đã viếng thăm vùng Trung Đông
tám lần trong năm nay

"Mục tiêu là đưa đến một giải pháp hai quốc gia và tôi không nghĩ rằng cách đây vài tháng, và thậm chí vài tuần, giải pháp lại có tính khả thi đạt được đến mức này".

Đối với các nhà báo đi đưa tin về ngoại trưởng Hoa Kỳ, thì tuyến đường bay đến Jerusalem nay đã trở nên quá quen thuộc với lời phát biểu như sau:.

Bà Rice tin rằng hội nghị lần này đóng vai trò hết sức quan trọng để chứng minh cho người Palestine biết rằng họ sẽ có được hậu thuẫn của quốc tế về một chương trình đổi mới hết sức quan trọng của họ.

Bản thân bà Rice đã viếng thăm vùng này đến tám lần trong năm qua.

Tuy nhiên, vẫn còn một số người tại Washington thắc mắc là bà sẽ thực hiện được gì.

Ông David Wurmser, vốn gần đây còn đóng vai trò cố vấn về chính sách đối ngoại cho phó tổng thống Dick Cheney nói "Đối với tôi, việc thấy một bộ trưởng ngoại giao thường xuyên đi đến Israel là một điều gì đó không ổn thỏa, nếu xét theo mức độ ưu tiên".

"Chúng ta có bao giờ thấy một viên chức Mỹ đi nhiều đến Nhật, đến Hàn Quốc để giải quyết vấn đề với Bắc Triều Tiên đâu".

"Quí vị cũng không thấy một viên chức đi nhiều đến Baghdad để đảm bảo rằng mọi chuyện đi đúng đường để cho chúng ta có thể đối đầu với Iran đâu".

Các chuyên gia về chính sách đối ngoại tin rằng cuộc xung đột Israel Palestine là vấn đề bức xúc nhất trong vùng đè nặng lên chính phủ Bush.

Hội nghị "nửa vời"

Ông Robert Malley cựu cố vấn cao cấp cho tổng thống Clinton, không tin rằng hội nghị Annapolis sẽ là giây phút có tính quyết định.

Mọi nỗ lực là để hình thành hai nhà nước
Israel và Palestine cùng tồn tại

Ông nói "Hội nghị Annapolis là một sự kiện mà tầm quan trọng bị giảm đi theo thời gian. Nó vẫn còn quan trọng, vì nó sẽ khởi đầu cho một loạt các tiến trình khác"

"Tuy nhiên, tôi không tin rằng nó sẽ tính cột mốc xét theo những gì sẽ được tuyên bố tại đó".

"Hội nghị này sẽ được xác định như là một hội nghị nửa vời. Tức là nửa thành công cũng như nửa thất bại".

"Nó thực sự không thể được coi là một thất bại hoàn toàn bởi vì khi tung ra một tiến trình nào đó, thì không thể coi đó là thất bại".

"Nhưng đồng thời không thể coi là thành công cho được, bởi vì chuyện tung ra được một tiến trình không thể được coi như là một bước đột phá trong vùng".

"Sau 14 ngày đàm phán ráo riết giữa Israel và Palestine, tôi phải kết luận một cách đau buồn rằng, họ không thỏa thuận được một điều gì cho tới nay".

Không như các cuộc đàm phán tại trại David, thì hội nghị Annapolis không phải là một hội nghị có tính "được ăn cả, ngả về không ".

"

Người Ả Rập muốn thấy Hoa Kỳ nghiêm túc vào lần này

Dan Kurtzer, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ai Cập và Israel

"

Và hội nghị này cũng không chiếm được hoàn toàn cảm tình của các nước Ả rập.

Ông Dan Kurtzer, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ai Cập và Israel nhận xét rằng giới doanh nhân người Ả Rập và một số nhân vật chính trị có tham gia vào hội nghị Annapolis nói họ muốn thấy Hoa Kỳ nghiêm túc lần đầu tiên kể từ bảy năm qua để đem lại hòa bình cho vùng Trung Đông.

Thế nhưng đúng là chỉ có những gì sẽ diễn ra sau này, mới có thể xác định rằng hội nghị Annapolis sẽ là một thành công hay là một thất bại.

Theo Jonathan Beale (BBC)