itaexpress / Tin ITA / Đời sống / Phóng sự - Ký sự

Phóng sự - Ký sự

Gửi xe.... trần ai ký

Tính cả dân nhập cư và dân vãng lai lúc đến lúc đi, TPHCM có tới 8 triệu người. Hỏi, cả thành phố có bao nhiêu bãi giữ xe? Chắc khó ai đếm xuể.

Niềm vui bên những cánh hoa

ps

Từ ý tưởng nghề cắm hoa có thể mang lại cơ hội kiếm sống cho những người có hoàn cảnh khó khăn, họ đã tình nguyện mở lớp học cắm hoa miễn phí và đón nhận hàng chục học viên là trẻ em nghèo, mồ côi...

"Gã phù thủy" tại những đám tang

Tháng 7.2005, tại Hà Nội xảy ra một loạt các vụ mất cắp tiền phúng viếng có giá trị lớn một cách bí ẩn với một “kịch bản” được viết sẵn.

Tầm nã mãng xà mùa nước lũ

PS

Theo đà bão lũ tại miền Trung, mực nước ở 2 con sông Tiền, sông Hậu cũng dâng cao. Những lúc như thế này, dân săn rắn rất kết, vì loài bò sát máu lạnh ấy sẽ tập trung lánh nạn ở những gò cao nên dễ tóm gọn. Nơi cuối đất Cà Mau, giữa mênh mông lau sậy, nhóm thợ săn mãng xà kiên trì tầm nã cho bằng được con rắn hổ đất nặng trên 1kg vừa xổng khỏi hang…

Chợ người ở Nghĩa Lộ

ps

6 giờ sáng. Khi cái lạnh buốt miền rừng núi còn đang trùm xuống lòng chảo Nghĩa Lộ, Yên Bái đã thấy mấy chục người đợi sẵn bên vỉa hè. Thế là bắt đầu một ngày phiên chợ người...

Con rơi của... lũ

ps

Con bé Tha coi thời sự về lũ lụt trên tivi mà nước mắt giàn giụa. Chúng tôi cũng bàng hoàng, không ngờ thảm cảnh lặp lại. Tám năm trước, trong trận lũ lịch sử 1999, 5 chị em nó bỗng chốc thành mồ côi, tứ tán. Bây giờ, cũng chính xã Quế Ninh, huyện Quế Sơn, Quảng Nam - quê hương nó - lại thêm 3 đứa trẻ nữa mất cả cha lẫn mẹ vì lũ.

Làng bún ngập tràn... rác

Nhà chị Thọ ở giữa thôn Cao Hạ (Đức Giang, Hoài Đức, Hà Tây), khang trang và rộng rãi. Nhưng lò bún đã từ đó ra được tiền xây ngôi nhà to gần nhất làng ấy chỉ là một góc sân hẹp không che chắn. Bột làm bún ngâm vào những chiếc thùng nhựa cáu bẩn, rêu mốc.

Luật tục vùng cao: "Ăn cơm trước kẻng" nhiều năm

ps1

Đó là những nơi heo hút rừng sâu, bao đời nay bà con dân tộc thiểu số sống dựa vào thiên nhiên, định mệnh. Luật tục đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của họ.

Người đàn ông tật nguyền trên đỉnh dốc Bòng bong

Quê gốc ở Kim Bảng (Hà Nam), nhưng lại sinh ra ở tận vùng cao nguyên đất đỏ. Mới 3 tuổi đã trở thành trẻ mồ côi vì mẹ bị Puro bắn chết trong rừng xanh núi đỏ ở vùng đất Gia Rai nghèo khó. Với đôi chân tật nguyền từ lúc mới sinh, bước vào tuổi 11 đã lang thang, lê lết khắp hang cùng, ngõ hẻm của thành phố Sài Gòn để ăn xin, bán báo, bán vé số. 22 tuổi lên tàu ra Bắc tìm về quê, mới biết mặt cha, nhận mặt anh em họ hàng.

Người phụ nữ quanh năm với cõi âm tào

35 tuổi, chị Phạm Thị Bình (Tiên Tân, Duy Tiên, Hà Nam) đã có đến 18 năm làm nghề bốc mộ, trong đó có tới 4 năm theo cha đi đêm về hôm vào những ngày mưa phùn gió bấc để “tập sự” làm nghề.

Các tin đã đưa ngày   Xem