itaexpress / Tin ITA / Khoa học / Thế giới / Kỹ thuật mới khám phá bí ẩn về vũ trụ

Kỹ thuật mới khám phá bí ẩn về vũ trụ

Hình ảnh về hệ hành tinh đa chiều được các nhà khoa học chụp được tại Đài thiên văn Gemini,Hawaii.

Những bức ảnh chưa từng có về các hành tinh nằm ngoài Thái dương hệ của chúng ta vừa mới được công bố vào thứ sáu tuần qua.

Hình ảnh về hệ hành tinh đa chiều được các nhà khoa học chụp được tại đài thiên văn Gemini,Hawaii.

Bằng cách sử dụng các kỹ thuật mới nhất trong ngành hàng không vũ trụ, các nhà thiên văn tại cơ quan không gian NASA và viện nghiên cứu quốc gia Lawrence Livermore đã sử dụng các kỹ thuật chụp ảnh trực tiếp để chụp bốn hành tinh được khám phá gần đây cho thấy chúng có quỹ đạo quay quanh các ngôi sao nằm ngoài Thái dương hệ của chúng ta.

Nhà vật lý học Bruce Macintosh của Viện nghiên cứu quốc gia Lawrence Livermore tại Livermore, California nói “sau nhiều năm nghiên cứu, thật là đáng ngạc nhiên khi có một bức ảnh cho thấy không những có một hành tinh mà có đến ba hành tinh đang quay quanh một ngôi sao.”

Các nhà khoa học từng nói rằng không có bất cứ một hành tinh nào có thể có sự sống và đi tìm điều này là việc xa vời.

Tuy nhiên “phát hiện của hệ thống HR 8799 là một bước tiến quan trọng và là khám phá chứng minh có thể có sự sống tại một trái đất khác.”

Một nhóm gồm các nhà thiên văn học và vật lý học Anh và Mỹ đã sử dùng kính viễn vọng Keck và Bắc Gemini để quan sát ngôi sao chủ HR8799 và đã tìm ra được ba trong số những hành tinh mới này.

Các nhà khoa học cho rằng HR8799 có kích thước bằng 1,5 kích thước mặt trới và cách trái đất 130 năm ánh sáng trong chòm sao Bạch mã. Các hành tinh cách biệt nằm trong nhóm này ước có trọng lượng nặng gấp từ 7 đến 10 lần sao Mộc.

Các nhà thiên văn học này nói ngôi sao quá mờ nên rất khó có thể nhìn thấy dước mắt thường, tuy nhiên các nhà quan sát có lẽ có thể nhìn thấy nó qua các ống nhòm hay các kính viễn vọng nhỏ.

Ông Christian Marois, một nhà thiên văn học hàng đầu đang công tác tại phòng thí nghiệm Lawrence Livermore nói “Đây là lần đấu tiên chúng tôi thu được hình ảnh trực tiếp một nhóm các hành tinh quay quanh một ngôi sao nắm ngoài hệ mặt trời của chúng ta.”

Cùng khoàng thời gian này, các nhà thiên văn học NASA càng làm cho cộng đồng không gian thêm ngạc nhiên khi sử dụng kính viễn vọng thiên văn Hubble định vị được hành tình thứ tư.

Hành tinh mới này được đặt tên là Fomalhaut b, có trọng lượng gấp 3 lần sao Mộc và cách sao chủ Fomalhaut của nó khoảng 10,7 triệu dặm. Những hình ảnh của NASA cho thấy Fomalhaut b di chuyển theo vĩ đạo sao Fomalhaut phía nam rất sáng mà người ta cho rằng nó có độ sáng gấp 16 lần mặt trời của chúng ta và cách chòm sao Cá Piscis Australis (Southern Fish) khoản 25 năm ánh sáng.

Qua các hình ảnh thu thập được cho thấy có ba vật thể đang di chuyển theo chiều kim đồng hồ quanh sao HF8799, và điều này cho biết chúng là những hành tinh.

Theo bách khoa toàn thư về các hành tinh ngoài thai dương hệ, có 322 hành tinh được tìm thấy ngoài thái dương hệ chúng ta. Những khám phá mới này làm tăng thêm 4 hành tinh khác, tổng cộng lên 326 hành tinh.

Những hành tinh ngoài thái dương hệ được tìm thấy hầu như thành phầu cấu tạo của chúng đều tồn tại dưới dạng khí trong. Tuy nhiên hai nghiên cứu này đã mở ra một trang mới trong kỹ thuật khám phá không gian và dấy lên niềm hy vọng sẽ tìm thấy một hành tinh giống như trái đất chúng ta trong một ngày không xa.

H.T. (CNN)