itaexpress / Tin ITA / Việt Nam trong mắt tôi / Góc nhìn du khách

Góc nhìn du khách

Theo dấu tầng tháp cổ bên dòng sông Côn

Người ta gọi sông Côn là dòng sông cổ tích. Nó gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đất Bình Định xưa. Dọc theo dòng sông Côn phía hạ lưu là một hệ thống hơn 40 đền tháp cổ xây dựng nguy nga tráng lệ và được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Nét cổ kính của các đền tháp ấy bao năm qua đã hấp dẫn và lôi cuốn không ít lữ khách đam mê khám phá vẻ đẹp từ giá trị ngàn năm.

Gió trên đỉnh Đá Bia

Vẫn gió. Về đến Tuy Hòa thì gió nhiều hơn, vì sát biển. Gió trên đỉnh núi thiêng này, tuy ít, nhưng lại mang một phong vận khác. Gió của những câu hỏi đã được gợi mở từ những trả lời là gắng gỏi đang được khuấy lên từ cái tên Phú Yên, hằng mong góp thêm cú hích thay đổi cho vùng đất đầy gió này. Gió mang những câu hỏi buộc phải trả lời nghiêm túc và trách nhiệm.

Vịnh Xuân Đài (Phú Yên) được công nhận danh thắng quốc gia

Tối 28-3, UBND tỉnh Phú Yên công bố quyết định của Bộ VH-TT&DL công nhận vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An) là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Đền Cờn - ngôi đền linh thiêng xứ Nghệ

Đã không biết tự bao giờ trong lòng những người tín tâm, đây là một trong bốn ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ: “Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng”. Từ xưa thần phả đền Cờn còn ghi rõ: “Quốc gia Nam hải đại cần thánh nương tứ vị thượng đẳng tối linh tôn thần”.

Trường Lũy được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia

Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch văn hóa cấp quốc gia đối với công trình kiến trúc Trường Lũy tại Quảng Ngãi.

Nhủi ốc đồng xa

Một buổi trưa đầu năm, chúng tôi mục kích hình ảnh nhủi ốc rất ấn tượng: hai anh em vác nhủi xuống bàu nước lạnh tái cả người, hai tay nắm hai cán nhủi vừa đi vừa đẩy vừa lắc. Họ đi khoảng vài chục mét thì dừng lại, nâng nhủi lên lấy ốc bỏ vào giỏ rồi nhủi tiếp.

Về Đất Mũi

“Anh đến quê em đất biển Cà Mau. Cỏ cây xanh tươi đất rừng bát ngát. Dòng sông Tam Giang nắng trải đưa người, về thăm quê hương Đất Mũi xa xôi…” là những câu hát trong bài “Về Đất Mũi” (nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ thơ Lê Chí) đã thôi thúc tôi đến với mảnh đất này từ hàng chục năm trước. Khổ nỗi, những lần đến Cà Mau tôi chỉ đi loanh quanh đâu đó mà chưa hề có dịp đặt chân đến cái nơi tuyệt vời này.

Nhớ miền thổ cẩm tìm về...

Cách đây chừng mươi năm có lẻ, ai về Nà Hang cũng khát khao tìm đến xã Lăng Can để được đắm mình trước cảnh đẹp mơ màng của những cánh đồng bông bạt ngàn bên sườn núi. Hẳn vì thế mà cánh đồng bông và những thước vải thổ cẩm của Lăng Can đã đi vào thơ, vào nhạc của bao thi sỹ. Câu chuyện trồng bông dệt vải của vùng đất này đã khắc họa lên biết bao truyền thuyết, ca ngợi sức sáng tạo và đức tính cần cù của bà con nông dân nơi đây...

Nét đẹp chùa Keo

Chùa Keo nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là ngôi chùa có quy mô lớn và có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc. Chùa Keo nằm trong ven đê nhìn ra dòng sông Hồng đoạn uốn cong lượn, thuộc thế “Trạch đắc long xà địa khả cư”.

Hương trà phố núi B’Lao

Buổi chiều, trong ánh tà dương còn sót lại trên đỉnh B’nom Dơi, từ ngọn đồi ven sườn phía đông của đèo Bảo Lộc, ngồi trong gian lều cỏ, lặng nhìn màn sương núi lãng đãng, đang từ từ giăng chung quanh, nghe hơi lạnh của trời đất, của núi đồi, của cây cỏ, đang từ từ len vào tâm tưởng, mới thấy cái quí giá của khí hậu mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất phía nam Tây Nguyên này, khí hậu ấy có lẽ thích hợp với người lớn tuổi và với cây trà.

Các tin đã đưa ngày   Xem